Trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về môi trường như biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm môi trường, mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong vòng hai thập kỷ tới không chỉ là tăng trưởng nhanh như các giai đoạn trước đây mà phải là tăng trưởng xanh và bền vững, hướng tới phát triển kinh tế xanh, đây cũng là mục tiêu mà OCB hướng đến trong hoạt kinh doanh trong thời gian tới.
Đứng trước thách thức cùng mục tiêu chung của cả nước, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã đặt tăng trưởng tín dụng xanh là định hướng chung cho các Ngân hàng Thương mại (NHTM) nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững. NHNN cũng đặt mục tiêu đến năm 2025, tất cả các NHTM phải xây dựng được quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Ngoài ra, 100% các NHTM cũng phải thực hiện đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường cho các dự án được ngân hàng cấp vốn vay; kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng.
Trong số các NHTM đang triển khai định hướng chung từ NHNN là tập trung tăng trưởng tín dụng xanh, OCB được đánh giá là có chức năng và vai trò rất quan trọng trong việc huy động nguồn vốn cho các chương trình, dự án phát triển xanh và bền vững.
OCB được biết đến là một trong những NHTM đầu tiên xây dựng Chính sách và Hệ thống quản lý rủi ro môi trường vã xã hội (MT&XH) làm cơ sở cho các hoạt động của OCB hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững. Ngay từ năm 2012, OCB đã ban hành Chính sách quản lý rủi ro MT&XH và đưa nội dung này vào là một phần trong hoạt động của OCB, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng.
Với hệ thống quản lý rủi ro MT&XH, OCB đã cụ thể hóa được vai trò của mình như sau: